Khi truyền sang phía đông, Phật giáo của Ấn Độ gặp Đạo giáo của TQ vốn tôn thờ những hình tượng thần thánh khác. Hai bên đã có sự hòa nhập nhất định với nhau. Sang đến Việt Nam, gặp tín ngưỡng bản địa, thì lại tiếp tục hòa vào dòng của tín ngưỡng đó, tạo thêm những hình tượng mới.
đang truy cập: 93 Trong ngày: 96 Trong tuần: 461 lượt truy cập: 4561794 |
0916606955Bài cúng Hay , thuyết phục0976909899HiiRất đẹpRất đẹpsPhòng thờ không giống như những căn phòng khác vì thế bạn khí thiết kế nội thất cần chú ý đến vị trí và trang trí bằng loại giấy dán tường bàn thờ phù hợp. Vị trí đặt bàn thờ nơi yên ắng chứ không nên...0984679674Rất hay-Đầy đủ.-Tôi muốn tải bài này. |
Lượt xem: 1951
Ngọc Hoàng Thượng đế
Ngọc Hoàng Thượng đế
Khi truyền sang phía đông, Phật giáo của Ấn Độ gặp Đạo giáo của TQ vốn tôn thờ những hình tượng thần thánh khác. Hai bên đã có sự hòa nhập nhất định với nhau. Sang đến Việt Nam, gặp tín ngưỡng bản địa, thì lại tiếp tục hòa vào dòng của tín ngưỡng đó, tạo thêm những hình tượng mới.
Đời Lê Trung hưng ở VN là thời mà tư tưởng Tam giáo Đồng nguyên (Ba tôn giáo Phật Lão Nho cùng một gốc) phát triển. Đầu tiên là một số hình tượng Đạo giáo được đưa vào chùa. Tiếp theo là sự hội nhập với Bản địa bằng việc đưa tín ngưỡng thờ Mẫu vào trong chùa. Thậm chí những người có công với triều đình, quốc gia cũng được thờ trong chùa, tạo nên một thế giới tâm linh chung, không còn tách biệt, mà trong đó Phật là trung tâm và cao nhất.
Hình tượng tiêu biểu của Đạo giáo trong chùa là tượng Ngọc Hoàng Thượng đế và Nam Tào, Bắc Đẩu. Ngọc Hoàng Thượng đế là vua trời, có vai trò như Thiên chủ Indra (Đế Thích) của Ấn Độ, cai quản bầu trời. Ngọc Hoàng là hậu thân, biến thân của Nguyên Thủy Thiên Tôn, thay cho Tam Thanh tối cao cai trị thế giới thần và người. Bắc Đẩu chuyên ghi sổ sinh, Nam Tào ghi sổ tử.
Như vậy đối với dân gian, Ngọc Hoàng là ông Trời cần tôn kính, nhưng với Phật giáo, Ngọc Hoàng chỉ là đứng đầu bậc Thiên, vẫn có sinh ra (và sẽ có chết đi), chưa thoát Luân hồi. Nhưng Phật giáo cũng chấp nhận hình tượng đó vào chùa, mà không chống đối. Vì thế trong chùa có thể thấy cả tượng Ngọc Hoàng.
Đối với dân gian thì "cầu Trời, khấn Phật", như nhau cả, hầu như tất cả đều coi Phật giống như một bậc thần thánh có quyền phép, cũng như Ngọc Hoàng cả. Thậm chí trong SG còn có một cái chùa mang tên : Chùa Ngọc Hoàng.
Tượng của ông Bắc Đẩu trong chùa Cầu Đông. Tay ông cầm cuốn sổ sinh. Bên kia là ông Nam Tào, cầm sổ tử. Có thể thấy thấp thoáng bên trái là Ngọc Hoàng ngồi trên ngai.
Tớ thích pho tượng này, vì nghệ nhân đã chạm hoa văn trên áo cầu kì mà mềm mại sinh động.
(Viết về Nam Tào, Bắc Đẩu cũng rất chi là dài dòng lắm chuyện, nên thôi).
Phản hồi
Người gửi / điện thoại
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG SƠN ĐÔNG
Cơ Sở Sản Xuất ĐỒ THỜ TƯỢNG PHẬT PHẬT TÂM
Địa chỉ: Xã Sơn Đồng - Huyện Hoài Đức - Thành Phố Hà Nội
Điện thoại:0976 909 890
Email:tqnam.phattam@gmail.com
Website:www.phattam.com.vn
Chủ tài khoản: Tran Quang Nam - Số TK: 2202205075567 -
Tại ngân hàng AGRIBANK - Chi nhánh Huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội