đang truy cập: 21
Trong ngày: 24
Trong tuần: 399
lượt truy cập: 4561685

0916606955

Bài cúng Hay , thuyết phục

 

 

Rất đẹp

Rất đẹp

 

s

Phòng thờ không giống như những căn phòng khác vì thế bạn khí thiết kế nội thất cần chú ý đến vị trí và trang trí bằng loại giấy dán tường bàn thờ phù hợp. Vị trí đặt bàn thờ nơi yên ắng chứ không nên...

 

0984679674

Rất hay-Đầy đủ.-Tôi muốn tải bài này.

 
Xem toàn bộ

32 Tướng Tốt Của Đức Phật
Lượt xem: 1265

Sau khi Thái tử Tất-Đạt-Đa hay chính là phật Thích Ca Mâu Ni sau này đản sinh, vua cha của ngài là Tịnh-Phạn đã triệu tập các vị tướng số giỏi nhất đến tiên đoán vận mệnh cho Thái tử. Sauk hi các vị xem tướng xong, cùng tâu lên vua cha rằng: “Thái tử hội tụ đủ 32 tướng tốt nhất của một bậc Đại nhân, thật là hiếm có trên đời. Đó là những dấu hiệu báo trước rằng Ngài sẽ là Bậc vĩ nhân vĩ đại nhất trong thiên hạ. Nếu Ngài làm vua, sẽ là vị Chuyển luân Thánh vương; nếu xuất gia tu hành, Ngài sẽ là Bậc Đại Giác Ngộ”.

Sau khi Thái tử Tất-Đạt-Đa hay chính là phật Thích Ca Mâu Ni sau này đản sinh, vua cha của ngài là Tịnh-Phạn đã triệu tập các vị tướng số giỏi nhất đến tiên đoán vận mệnh cho Thái tử. Sauk hi các vị xem tướng xong, cùng tâu lên vua cha rằng: “Thái tử hội tụ đủ 32 tướng tốt nhất của một bậc Đại nhân, thật là hiếm có trên đời. Đó là những dấu hiệu báo trước rằng Ngài sẽ là Bậc vĩ nhân vĩ đại nhất trong thiên hạ. Nếu Ngài làm vua, sẽ là vị Chuyển luân Thánh vương; nếu xuất gia tu hành, Ngài sẽ là Bậc Đại Giác Ngộ”.

Trong mùa an cư cuối cùng của mình, Đức Phật báo trước với mọi người rằng sẽ lên cung trời Đao-Lợi thuyết pháp cho các chư Thiên và Thánh mẫu Ma-Gia. Do lòng kính ngưỡng Đức Phật vô cùng, Vua xứ Kosala là Pasennadi, xin phép được họa một bức chân dung của Ngài trước khi Ngài rời nhân gian đến cung trời. Đức Phật đã chấp thuận lời thỉnh cầu của nhà vua, nhà vua thỉnh Ngài an tọa tại hoàng cung; ở đây có đến 12 vị họa sư nổi tiếng khắp cả nước cùng tề tựu để quan sát và họa lại chân dung Đức Phật.

Nhưng sau đó tất cả các họa sư từ lớn đến bé đều quỳ xuống chân nhà vua xin tha tội, vì “Hình tướng Đức Thế Tôn đẹp một cách lạ lùng, chúng thần chỉ ngắm nhìn suốt cả buổi mà không vẽ được một nét nào cả”. Đức Phật nghe vậy thấy thương tình, bèn cho in bong của mình lên nền nhà cho các họa sư đồ họa lại. Đây cũng chính là bức vẽ chân dung đầu tiên của Đức Phật.

Sau này, nhà vua truyền lệnh cho tất cả  các thợ điêu khắc tài ba trong cả nước tạc tượng Đức Phật theo bức chân dung ấy. Nhưng không một người thợ nào dám đứng ra nhận nhiệm vụ, bởi lẽ “Sắc tướng Đức Thế Tôn nghìn lần vạn lần cao quý, siêu đẹp tuyệt trần gian; nếu không truyền tải được sắc tướng của ngài lên tượng thì e đắc tội với Ngài”.

Thật bất ngờ có một vị Thiên nhân chuyên về kiến trúc tên là Tỳ-Thủ Yết-Ma đã hóa thân làm thợ mộc, và yết kiến nhà vua xin được nhận việc. Chỉ sau một ngày trời, vị ấy đã tạc xong pho tượng của Đức Phật bằng gỗ trầm hương, pho tượng Đức Phật cao 7 thước mộc, mặt mũi và tay chân đều màu vàng tía. Nhà vua vừa nhìn thấy bức tượng của Đức Phật đã phát sinh đức tin thanh tịnh, chứng Nhu thuận nhẫn, bao nhiêu nghiệp chướng phiền não đều được tiêu trừ (kinh Đại thừa công đức tạc tượng Phật - Đại chính Tân tu Đại tạng kinh).

Các tài liệu Phật học khác nhau mô tả 32 tướng tốt của Đức Phật mặc dù có đôi chỗ khác nhau nhưng tựu trung có thể kể ra như sau:

1- Đỉnh đầu có nhục kế.
2- Tóc màu xanh đậm, xoăn thành vòng theo chiều bên phải.
3- Trán rộng và bằng phẳng.
4- Khoảng giữa hai chân mày có một sợi lông trắng mịn.
5-Mắt xanh biếc, mi dài như mi ngưu vương.
6- Có đủ 40 răng.
7- Răng nhỏ và đều khít.
8- Răng trơn láng, trắng trong như ngọc.
9- Chân răng rất sâu, không khuyết hở.
10- Lưỡi rộng và dài, có thể chạm đến chân tóc trên trán.
11- Nước trong cổ họng có vị ngọt thơm.
12- Quai hàm như hàm sư tử
13- Giọng nói trong ấm và vang xa như tiếng Phạm vương.
14- Thân hình thon cao.
15- Da mịn màng, màu như vàng ròng, bụi không thể bám vào.
16- Lông trên mình màu xanh và mềm mại, đều xoay tròn theo chiều bên phải.
17- Mỗi lỗ chân lông chỉ có một sợi lông mọc.
18- Bảy chỗ bằng phẳng và đều đặn.
19- Nửa thân trên như thân sư tử.
20- Không có khuyết lõm giữa hai vai.
21- Hai tay buông thỏng dài đến đầu gối.
22- Đầu cánh tay trắng tròn.
23- Ngón tay thon dài.
24- Tay chân mềm mại.
25- Lòng bàn chân có đủ 1.000 xoáy trôn ốc.
26- Kẻ ngón chân có màng da lưới.
27- Âm tàng như mã vương.
28- Đùi như lộc vương.
29- Gót chân thon, tròn đẹp.
30- Mắt cá chân tròn, không lộ ra.
31- Mu bàn chân cao và đều đặn.
32- Lòng bàn chân bằng phẳng, có hình bánh xe.

Điểm qua 32 tướng tốt của Đức Phật để chúng ta có thể hình dung nhân dáng toàn mỹ của Đức Phật. Có một vài chi tiết hơi khó hình dung, như tướng lưỡi rộng dài quá mức hay màng da lưới ở kẻ ngón; hoặc một số tướng tốt chỉ xuất hiện khi Đức Phật đã trưởng thành chứ không phải được mô tả lúc Ngài đang ở tuổi sơ sinh, như tướng răng, giọng nói, thân hình…

Hơn nữa chúng ta không nên dùng ý thức phàm trần để nhận xét và phán đoán về một Bậc Thánh nhân, vì đôi khi những chi tiết mà mô tả về Ngài nó có thể ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa nào đó mà chúng ta không hình dung ra được. Ví dụ, tướng lưỡi rộng dài đó là kết quả bao nhiêu kiếp đời Ngài không nửa lời nói hư dối; Rồi khối thịt vun trên đỉnh đầu (nhục kế) hàm ý là tướng của một thánh nhân có trí tuệ tột đỉnh; tiếp nữa là lông trắng giữa hai chân mày (bạch hào tướng quang) đó là tượng trưng cho Trung đạo, là lìa sự cố chấp sang hai bên; lòng bàn chân thì có hình bánh xe đó là biểu hiện cho một sứ mạng cao cả là lưu truyền chánh pháp… Những tướng tốt hy hữu ấy đã minh chứng rằng bao nhiêu công đức đã tích lũy được trong vô vàn lượng kiếp tu hành của một vị Bồ tát Nhất sanh bổ xứ, chỉ còn một đời ở cõi Ta-bà là thành tựu Phật quả.

Thân tướng tốt đẹp ấy cũng là sự hiện diện của Ngài, do chiều theo sự yêu thích cái đẹp của chúng sinh. Khi tiếp xúc lần đầu với bất kỳ ai, chúng ta thường hay chú ý đến vẻ ngoài của người đối diện đầu tiên, sau đó mới tìm hiểu về tính cách và đời sống nội tâm. Đức Bổn Sư, với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp toàn mỹ và phi phàm, đã khiến cho bất kì ai vừa gặp Ngài thì đều sinh lòng quý kính. Đây cũng là điều kiện thuận lợi nhất để tiếp cận với người khác, và sau đó thì Ngài mới tùy duyên giáo hóa. Trong pháp hội, được nhìn thấy dung mạo Ngài và được nghe giọng nói Ngài như tiếng sóng biển, như tiếng chim Ca-lăng-tần-già, đã làm cho toàn thể đại chúng sinh  đều sinh lòng kính tín, tâm thì hoan hỷ thanh tịnh đến lạ thường. Nhiều người đắc quả vị Hiền Thánh chỉ sau một lần được diện kiến Đức Phật hoặc nghe Ngài thuyết pháp.

Nhưng thân tướng vô song ấy, có phải sẽ không bao giờ đổi thay hay hoại diệt không? Trong kinh có kể lại rằng, một hôm Đức Phật đang ngồi sưởi ấm dưới nắng, Ngài A-Nan đi đến gần,và  buồn rầu thưa rằng “Bạch Đức Thế Tôn, làn da ánh như vàng ròng của Người nay còn đâu mà giờ chỉ có màu xám xịt nhăn nheo của tuổi già”. Đức Phật dạy rằng: “Này A-Nan, đây là sanh thân của Như-Lai, hữu hình ắt hữu hoại”.

Thân xác này là do tứ đại hợp thành, đủ duyên thì sẽ hiện hữu, hết duyên sẽ lại trở về cát bụi thôi. Vô thường có bỏ qua ai bao giờ? Vô thường chính là quy luật tất yếu của cuộc sống, nhưng nó cũng là điều kiện cần và đủ cho sự tiến hóa của vũ trụ vạn loài. Hoa nở rồi lại tàn, rụng xuống sẽ thành rác, từ rác sẽ có cây khác mọc lên, và hoa lại được nở, nó tạo thành một vòng biến chuyển không dừng trụ. Sanh thân của Đức Phật, dù có đủ đầy 32 tướng tốt cùng với 80 vẻ đẹp cũng do tứ đại duyên hợp thành mà tạm có, và tồn tại trên thế gian này trong 80 năm và cũng phải chịu sự chi phối của luật vô thường, cũng nằm trong vòng biến chuyển của luân hồi sinh tử. Vậy thì, ý nghĩa cao cả của sự tu hành là Giác Ngộ - Giải Thoát thì phải được hiểu như thế nào?

Đức Bổn Sư đã nhận ra được lẽ sống và hằng sống với tánh giác sẵn đủ ấy nên Ngài trở thành Phật; còn chúng sanh do quên đi tánh giác ngộ, và mãi đuổi theo trần cảnh, tạo nghiệp, nên còn lang thang nơi sáu nẻo luân hồi. Chư Phật thị hiện cũng chỉ có một mục đích duy nhất đó là chỉ cho chúng ta thấy và trực nhận tánh giác nơi mình, từ đó gột rửa dần tập khí phiền não, cuối cùng thể nhập Pháp thân. Đó là ý nghĩa của sự tu hành, cũng là bản hoài của chư Phật, Chư Bồ tát.

Cuộc đời của Đức Bổn Sư, từ lúc còn trên ngôi vị Thái tử đã không màng đến danh lợi hạnh phúc thế gian, đến khi thành đạo vẫn vì chúng sanh giáo hóa suốt 45 năm ròng, là một cuộc đời vô cùng trong sáng và đẹp đẽ. Ngài cũng là người, nhưng là một người phi thường từ thể chất đến tinh thần, từ hình tướng đến tâm linh, từ trí tuệ đến lòng từ bi ban rải bình đẳng đến chúng sanh vạn loại.

Chỉ phác thảo về những đặc điểm bên ngoài của Đức Phật, cũng đủ cho chúng ta phát khởi lòng tôn kính đối với Ngài - Bậc giáo chủ vĩ đại, Bậc Tôn sư của Trời người, như kinh Nikaya viết: “Một chúng sinh duy nhất, một con người phi thường xuất hiện trong thế gian này, vì lợi ích cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi ích và hạnh phúc cho Chư Thiên và loài người!” Những người con Phật chúng ta, muốn làm tròn chữ hiếu đối với Đức Bổn Sư, phải nguyện đời đời tinh tấn tu hành theo lời Ngài chỉ dạy để cuối cùng, thành tựu quả vị Phật như Ngài!

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Môni Phật!

 

 

 

Bản in
 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG SƠN ĐÔNG
 Cơ Sở Sản Xuất ĐỒ THỜ TƯỢNG PHẬT PHẬT TÂM
Địa chỉ: Xã Sơn Đồng - Huyện Hoài Đức - Thành Phố Hà Nội
Điện thoại:0976 909 890
Email:tqnam.phattam@gmail.com
Website:www.phattam.com.vn

Chủ tài khoản: Tran Quang Nam - Số TK: 2202205075567 - 

Tại ngân hàng AGRIBANK - Chi nhánh Huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội