đang truy cập: 4
Trong ngày: 98
Trong tuần: 370
lượt truy cập: 4523068

0916606955

Bài cúng Hay , thuyết phục

 

 

Rất đẹp

Rất đẹp

 

s

Phòng thờ không giống như những căn phòng khác vì thế bạn khí thiết kế nội thất cần chú ý đến vị trí và trang trí bằng loại giấy dán tường bàn thờ phù hợp. Vị trí đặt bàn thờ nơi yên ắng chứ không nên...

 

0984679674

Rất hay-Đầy đủ.-Tôi muốn tải bài này.

 
Xem toàn bộ


Con rồng đời Ly

Những ngôi chùa lớn đời Lý đều là chùa hoàng gia, nghĩa là xây theo lệnh của vua, và là nơi vua làm lễ. Vạn Phúc, Sùng Thiện Diên Linh, Cảnh Long Đồng Khánh, Đại Thắng Tư Nghiêm... những cái tên huy hoàng, mà về sau dân gian gọi là Phật Tích, chùa Đọi, chùa Dạm, chùa Báo Thiên... đều là nơi có những di vật quý còn sót lại.
Xem chi tiết

Cối phật

Cối phật Tại các ngôi chùa cổ miền Bắc, còn có một cấu trúc rất độc đáo, là CỐI PHẬT, hay Cối Kinh.Tên chính thức của cấu trúc này là Tòa Cửu Phẩm Liên Hoa, có hình thức là tòa tháp gỗ cao 9 tầng, 6 cạnh, mỗi tầng là một đài sen lớn. Toàn bộ cấu trúc dựa trên một trục gỗ ở chính giữa, đặt trên một cối đá, có thể quay được.
Xem chi tiết

Hòa thượng, Thương Tọa , Đại Đức

 Hòa thượng Nói đến chùa, không thể nói đến người trong chùa, đó là các Nam tu sĩ, gọi là Tăng hay Tỳ kheo tăng; và Nữ tu sĩ, gọi là Ni, hay Tỳ kheo ni.Phật giáo là tôn giáo rất bình đẳng. Ngay từ thuở sơ khai Phật Thích Ca đã chấp nhận phụ nữ tham gia vào giới tu sĩ, và Ni giới cũng tích cực trong việc tu trì không kém Tăng giới. Cho đến nay ở Việt Nam, số chùa do Ni trụ trì nhiều không kém Tăng. Tuy vậy, cũng giống như các tôn giáo khác, Phật giáo cũng vẫn dành cho Nam giới những đặc quyền lớn hơn. Chỉ có Tăng mới được làm một số vị trí quan trọng như Chứng minh, Đàn đầu, Sám chủ, Giám luật... Một người nữ muốn xuất gia thì bên cạnh Nghiệp sư (thầy trực tiếp dạy dỗ) là Ni, thì cũng cần có sự hiện diện của Tăng, và trong lễ xuất gia chính thức cho Tăng chủ trì.
Xem chi tiết

Nhà Mẫu

Nhà Mẫu, hay điện thờ Mẫu là một phần mang đặc trưng riêng của các ngôi chùa miền Bắc. Ngoài Chính điện, thì nhà Tổ và nhà Mẫu luôn được hương khói nghi ngút, và còn người ta cầu khấn ở đây còn nhiều hơn Chính điện.Tín ngưỡng thờ Mẫu đã có từ xa xưa, nhưng được khôi phục và phát triển mạnh mẽ cách đây khoảng 500 năm, dưới triều Lê trung hưng. Khi đó Phật giáo đang tiêu điều, Nho giáo cũng suy đồi. Người dân quay lai với tín ngưỡng thờ các vị thần bản địa, được tôn phong trong hình tượngTam tòa Thánh Mẫu, Tứ phủ Công đồng.
Xem chi tiết

Bia đá

Bia đá Một trong những thứ không thể thiếu ở các ngôi chùa, đền cổ, và nhiều lúc là vật cổ nhất, quý giá nhất của một ngôi chùa, đó là các tấm bia đá.Việc để lại dấu tích trên đá đã có từ thượng cổ, và bia đá trở thành một hình thức lưu giữ dấu tích, bút tích, sự tích phổ biến nhất. Bia đá không chỉ là nơi để khắc chữ, các bài văn, mà còn là nơi thể hiện trình độ điêu khắc, trang trí đá tuyệt vời của cha ông. Xung quanh bia thường có các điêu khắc trang trí hoa văn, rồng phượng...
Xem chi tiết

Chuông chùa, Khánh

Chuông chùa "Xây chùa, tô tượng, đúc chuông"Trong ba việc ấy thập phương nên làmCác cụ ngày xưa đã nói thế, đủ biết vai trò quan trọng của Chuông chùa thế nào. Chùa không có chuông thì còn chưa thể gọi là đầy đủ.Chuông là loại pháp khí thuộc loại cổ nhất của hầu hết tất cả các nền văn minh, và đặc biệt luôn được dùng trong tôn giáo do âm thanh đặc biệt của nó tạo ra. Tiếng chuông trầm, ngân xa bao giờ cũng gợi đến tâm linh, tôn giáo, huyền bí.
Xem chi tiết

Gác chuông

Bên cạnh Tháp Phật, Tháp vũ trụ, Tháp mộ, Tháp thờ, tại chùa chiền còn một hình thức kiến trúc đẹp nữa là Tháp chuông, hay chỉ đơn giản là Gác chuông, cũng mang hình dáng một ngọn tháp.Gác chuông - như tên gọi, mục đích là để treo chuông, để khi gõ chuông tiếng được vang xa, khắp nơi đều nghe được. Chuông, khánh là đồ nhạc khí linh thiêng, theo niềm tin tôn giáo thì khi gõ chuông khánh, thần linh kinh động linh ứng, mỗi lời cầu nguyện theo một tiếng chuông sẽ có tác dụng gấp cả vạn lần. Những quả chuông quý trên khắc các bài kinh văn, mỗi khi gõ lên thì tương ứng với bài kinh đó được tụng cả vạn lần.
Xem chi tiết

Tháp chùa

Một công trình kiến trúc đặc trưng nhưng không phải chùa nào cũng có là ngọn Tháp. Nguyên thủy thì Tháp - Stupa - dùng để lưu giữ thánh tích: Sợi tóc, cái răng, xá-lợi Phật, là Tháp Phật. Nhưng Phật cũng không thể đủ mà phân chia nhiều tháp thế, nên rồi có các tháp mộ sư, tháp-vũ trụ (cũng có thể coi là tháp Phật, vì Phật ở khắp Vũ trụ). Những tháp sau này không còn là stupa nữa.
Xem chi tiết

Lục tổ Huệ Năng

Lục tổ Huệ Năng Nói thêm một tí về Lục tổ Huệ Năng. Đây là vị Tổ Thiền tông cuối cùng, vị Tổ thứ sáu tính từ Bồ Đề Đạt Ma, và Ông không truyền Y bát lại cho ai nữa, tức là sẽ không có Thất tổ, Bát tổ (vì lúc đó Thiền tông phát triển mạnh mẽ và rộng rãi đến mức không cần người đứng đầu nữa).Ông nổi tiếng đến mức những bài giảng của ông được gọi là Kinh, và chỉ có một tập. Đây cũng là trường hợp duy nhất Kinh không phải do Phật thuyết. 
Xem chi tiết

Tượng Nhục thân

Tượng Nhục thân
Tượng Nhục thân Một thể loại tượng Tổ rất hiếm nữa, mới chỉ có ở chùa miền Bắc, đó là tượng Nhục thân.Tượng Nhục thân là toàn bộ thân xác của các vị sư sau khi qua đời được bảo quản dưới dạng tượng, bó sơn trực tiếp ra ngoài. Một số tượng không moi nội tạng, mà nguyên vẹn cả cơ thể.Hiện nay phát hiện được 4 tượng Nhục thân: ở chùa Đậu có 2 pho Thiền sư Đạo Tâm (Vũ Khắc Minh) và Đạo Chân (Vũ Khắc Trường), cách đây trên 350 năm; ở chùa Phật Tích có pho Thiền sư Chuyết Chuyết; và chùa Tiêu có pho Thiền sư Như Trí.
Xem chi tiết

Từ Đạo Hạnh

Từ Đạo Hạnh Vị Thánh tổ Từ Đạo Hạnh cũng nổi tiếng không kém Minh Không Quốc sư. Ông được gọi là Thánh Láng vì sinh ra và tu ở làng Láng, nay còn chùa Láng nổi tiếng. Sau ông đến tu và mất tại chùa Thầy, một ngôi chùa thậm chí còn nổi tiếng hơn.
Xem chi tiết

Tượng Thánh tổ

Tượng Thánh tổ Trong một số chùa miền bắc có một pho tượng đặc biệt, mà tôi thấy miền Trung, miền Nam không hề có, đó là tượng Thánh Tổ.Thánh tổ ở đây không phải chỉ đơn thuần là Sư tổ như các tượng ở Nhà tổ, mà còn là Thánh mang nghĩa thần thánh linh thiêng; nghĩa là các vị Thánh tổ không chỉ là Sư mà còn có phép thuật, thần thông, hộ quốc tí dân như các vị thần, thành hoàng làng, các vị thánh linh thiêng vậy.
Xem chi tiết

Nhà tổ

 Nhà tổ Phía sau chính điện của chùa, thường có một tòa Hậu đường, làm nơi thờ các vị Tổ sư của tông phái, của chùa, gọi là Nhà Tổ. 
Xem chi tiết

18 Tượng Tổ chùa Tây Phương

18 Tượng Tổ chùa Tây Phương
18 Tượng Tổ chùa Tây Phương Mười tám pho tượng Tổ chùa Tây Phương được coi là một bộ tượng hoàn thiện nhất của điêu khắc gỗ Việt Nam trong thế kỉ 18. Các pho tượng đã thoát ra ngoài các khuôn mẫu chuẩn mực của các tượng Phật, Bồ tát, để mang lên mình nó những sáng tạo, cảm hứng sống động.
Xem chi tiết

Tổ Kế đăng

Tổ Kế đăng Tổ kế đăng, nghĩa là Tổ tiếp nối truyền ngọn đèn - ánh sáng của Thiền tông. Tổng cộng có 33 Tổ kế đăng.Theo Thiền tông, thì Phật lần đầu dùng Thiền chính là trong cách giảng "niêm hoa", giơ một cành hoa lên để thuyết pháp. Chỉ có Ca Diếp hiểu được, nên Phật truyền pháp cho Ca Diếp. Ca Diếp trở thành Sơ tổ của Thiền Tông.
Xem chi tiết

Thập Bát La Hán

Thập Bát La Hán
A la hán Trong nhiều chùa cả nam bắc, tượng Thập bát La hán được đặt ở hành lang hai bên, mỗi bên 9 vị. Ở hầu hết các chùa, các tượng La hán này đều có dáng vẻ chung chung về khuôn mặt, hình thể, chỉ có tư thế là khác nhau. Những nghệ nhân dân gian tạo tác các vị giống như những vị sư nằm ngồi thảnh thơi, hoặc đang làm một việc gì đó như đọc sách, thậm chí đánh cờ. 
Xem chi tiết

Thánh Hiền

Thánh Hiền
Thánh hiền Đối xứng với tượng Đức Ông, thường có tượng Thánh Hiền.Pho tượng tạc hình một vị Tăng đầu đội mũ hoa sen, tay phải bắt ấn Cát tường hoặc ấn Vô úy, tay trái để ngửa trong lòng, ngồi thả chân chứ không xếp bằng như tượng Phật, Bồ tát.Xét về tổng quan, tượng này đại diện cho tất cả các vị Thánh trong Phật giáo đã có công lưu truyền, hoằng bá Phật pháp nói chung. Về cụ thể, thì tượng được coi là tượng thờ riêng Tôn giả A Nan Đà, vì ông là đại đệ tử có công lớn nhất trong việc kết tập kinh sách, nên được coi là vị Thánh Tổ tiếp tục truyền bá phát triển Phật giáo. Do đó nhiều chùa đề tên tượng này là A Nan (hoặc Át Nan - 
Xem chi tiết

Đức ÔNG ( Cấp Cô Độc)

Đức ÔNG ( Cấp Cô Độc)
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG SƠN ĐÔNG cơ sở sản xuất ;ĐỒ THỜ TƯỢNG PHẬT PHẬT TÂMĐịa chỉ:xóm đồng xã sơn đồng huyện hoài đức thành phố hà nộiĐiện thoại:0976 909 890Email:tqnam.phattam@gmail.comWebsite:www.phattam.com.vn  
Xem chi tiết

Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát
Địa Tạng Vương Bồ tát được tạc tượng với đặc trưng là đội mũ hoa sen, khoác áo cà sa, tay cầm một cây gậy tích trượng, rất giống hình tượng của Đường Tăng - Huyền Trang đã rất quen thuộc trong Tây Du Ký. Trong truyện Tây Du Ký có viết là sau khi Pháp sư Huyền Trang khoác áo cà sa, cầm gậy tích trượng, đội mũ Tỳ lư, thì trông giống hệt Địa Tạng bồ tát. Do đó có thể nói hình tượng của Đường Tăng là lấy từ Địa Tang ra.
Xem chi tiết

Thập điện Diêm Vương

Thập điện Diêm Vương
Thập điện Diêm Vương Diêm Vương nguyên là sản phẩm của thần thoại Ấn Độ giáo, chứ chả phải của TQ. Đó là tên của quỷ thần Yama là vua của các quỷ thần cõi địa ngục, là vị quan tòa xét xử tội những người chết. Yama có nhiều tay cầm nhiều vũ khí, đôi khi đánh nhau với cả các vị thần. Trên bức phù điêu lớn của Angkor Wat có đến 3 lần Yama xuất hiện.
Xem chi tiết

Ngọc Hoàng Thượng đế

Ngọc Hoàng Thượng đế
Ngọc Hoàng Thượng đế Khi truyền sang phía đông, Phật giáo của Ấn Độ gặp Đạo giáo của TQ vốn tôn thờ những hình tượng thần thánh khác. Hai bên đã có sự hòa nhập nhất định với nhau. Sang đến Việt Nam, gặp tín ngưỡng bản địa, thì lại tiếp tục hòa vào dòng của tín ngưỡng đó, tạo thêm những hình tượng mới.
Xem chi tiết

Bạch Y Đại sỹ

Bạch Y Đại sỹ
Bạch Y Đại sỹ Quán Thế Âm có nhiều hình tượng, một hình tượng rất phổ biến nữa là Quan Âm áo trắng, cầm tịnh bình và cành dương, gọi là Quan Âm Đại sỹ. Hình ảnh này cả trong tranh lẫn điêu khắc đều nhiều.Tượng Quan Âm cầm bình đứng ngoài trời hiện giờ rất phổ biến ở nhiều chùa, đầu tiên là từ miền Nam, miền Trung rồi dần ra miền Bắc. 
Xem chi tiết

Chuẩn đề

Chuẩn đề
Chuẩn đề Trong các hóa thân của Quán Thế Âm, có hóa thân được tôn sùng là Phật, thậm chí là Phật Mẫu, đó là Chuẩn Đề.Chuẩn Đề có nghĩa là Tối thượng bồ đề, tức trí tuệ từ bì tối thượng, là cốt lõi của Phật pháp. Vì thế vị Chuẩn Đề được gọi là Phật Mẫu. Là Phật nhưng không vào Vô dư ý Niết bàn, mà vẫn ở lại thế gian để độ chúng sinh, nên cũng lại là Bồ tát. Và Chuẩn Đề lại cũng chính là một hóa thân của Quán Thế Âm. Nghĩa là hình tượng Quán Thế Âm rất nhiều hình trạng, rất phong phú đa dạng.Tượng Chuẩn Đề Bồ tát khác với tượng Quan Âm nhiều tay thông thường ở chỗ:- Tượng Chuẩn Đề có 3 con mắt, một con mắt nằm giữa trán.- Chuẩn Đề có đúng 18 tay. Nhiều hơn hay ít hơn thì không phải là hóa thân Chuẩn Đề- Hai tay chính chắp vào giữa bắt ấn Vô thượng. Đây là một loại ấn rất riêng, nhìn thấy là nhận ra.- 16 tay còn lại cầm các loại pháp khí: phướn, lọng, quạt, tràng hạt, chử, chuông, hoa sen...Chùa miền Bắc xưa thường không có tượng Chuẩn Đề. Thời gian gần đây mới xuất hiện. Do đó thường không để ở chính điện, mà phía trước, hoặc phía sau, hoặc một bên.Tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề chùa Pháp Vân.      
Xem chi tiết

Quan Âm tống tử

Quan Âm tống tử
Quan Âm tống tử Trong các ngôi chùa miền Bắc còn có một bộ tượng mà tôi chưa thấy ở ngôi chùa nào miền Trung, miền Nam, đó là bộ Quan Âm tống tử (tiễn con).Bộ tượng mô tả Quan Âm trong kiếp Thị Kính, rất nổi tiếng ở miền Bắc với vở chèo Quan Âm Thị Kính. Quan Âm khuôn mặt hiền từ trong tư thế ôm con (thực ra là con của Thị Màu), giã biệt con trước khi qua đời - về cõi Phật. Pho tượng thể hiện lòng thương yêu của Bồ tát Quán Thế Âm với chúng sinh như mẹ thương con, và thể hiện tình mẫu tử mà dân gian hằng kính ngưỡng.
Xem chi tiết

Thiên thủ thiên nhãn Quan Âm

Thiên thủ thiên nhãn Quan Âm
Thiên thủ thiên nhãn Quan Âm Hình tượng Quan Âm nhiều tay, nhiều mặt bắt nguồn từ các hình tượng Ấn Độ giáo cổ xưa với các vị thần: Brahma 4 mặt, Vishnu 8 tay, Shiva 4 tay, 6 tay, Yama trăm tay trăm đầu... Sang TQ, hình tượng này được bản địa hóa trong câu truyện cổ tích Chúa Ba Diệu Thiện. Để cứu cha mình, công chúa thứ ba Diệu Thiện (hóa thân của Quan Âm) đã chặt một tay, móc một mắt làm thuốc, dù trước đó cha đã đối xử tàn tệ với bà khi bà muốn đi tu. Từ đó hình tượng Quan Âm với nghìn cánh tay, nghìn con mắt thể hiện cho sự cứu độ vô hạn của Quan Âm. Người Việt Nam dưới đời Lê còn đi xa hơn nữa khi cho rằng nơi Chúa Ba tu hành chính là chùa Hương ở Hà Tây !.
Xem chi tiết

Quán Thế Âm Bồ tát

Quán Thế Âm Bồ tát
Quán Thế Âm Bồ tát Hình tượng được tôn sùng bậc nhất trong Phật giáo Đại thừa là Quán Thế Âm bồ tát. Theo Tịnh Độ tông thì Quán Thế Âm chỉ là một bồ tát thị giả bên phật A Di Đà, nhưng sau đó thì được mở rộng hơn rất nhiều.
Xem chi tiết

Phật Dược Sư

Phật Dược Sư
Phật Dược Sư Phật Dược Sư được nhắc đến nhiều, và có cả bộ kinh Dược Sư. Tuy vậy, tượng Dược Sư rất hiếm xuất hiện trên chính điện. Trong những nơi tôi đến, mới thấy duy nhất có 1 chùa có tượng Dược Sư trên bàn thờ chính, được xếp cùng với A Di Đà, Thích Ca.Phật Dược Sư, hay Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Đại Y Vương Thiện Thệ Phật là vị phật Giáo chủ của cõi Đông phương Lưu Ly Tĩnh thổ, có vai trò giống như cõi Tây phương Cực Lạc Tịnh độ của phật A Di Đà, tuy vậy có lẽ ít nổi tiếng hơn phật A Di Đà. 
Xem chi tiết

Phạm Thiên - Đế Thích

Phạm Thiên - Đế Thích
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG SƠN ĐÔNG cơ sở sản xuất ;ĐỒ THỜ TƯỢNG PHẬT PHẬT TÂMĐịa chỉ:xóm đồng xã sơn đồng huyện hoài đức thành phố hà nộiĐiện thoại:0976 909 890Email:tqnam.phattam@gmail.comWebsite:www.phattam.com.vn  
Xem chi tiết

Tòa Cửu Long

Tòa Cửu Long
Tòa Cửu Long Theo truyền thuyết, khi mới sinh ra, Tất Đạt Đa Cồ Đàm đi 7 bước, dưới chân nở ra 7 đóa hoa sen đỡ chân, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, nói rằng : "Thượng thiên hạ địa, duy ngã độc tôn" (trên trời dưới đất, ta là tôn quý nhất). Câu này là theo truyền thống người ta ghi thế, chứ chả có kinh sách nào nói vậy. Tôi cũng tin rằng chẳng khi nào Phật lại nói một câu như thế, mà do người đời sau tôn sùng quá nên gán cho Phật.Lại theo niềm tin tôn giáo, khi đó có 9 con rồng phun nước tắm cho Phật sơ sinh, các tầng trời mở ra và chư thiên cùng mừng rỡ, các cõi Phật trong quá khứ hoan hỉ. Phạm Thiên (Brahma) và Đế Thích (Indra) phát tâm nguyện hỗ trợ cho ngài.
Xem chi tiết

Phổ Hiền - Văn Thù bồ tát

Phổ Hiền - Văn Thù bồ tát
Phổ Hiền - Văn Thù bồ tát Phổ Hiền và Văn Thù là hai Đại bồ tát, được nói đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Nếu như Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng; thì Phổ Hiền là Đại Trí và Văn Thù là Đại Định.Tượng Phổ Hiền và Văn Thù có hai dạng đứng và ngồi. Tượng hầu hai bên Phật Thích Ca thường là tượng đứng, đầu đội mũ Tỳ Lư, tay bắt ấn hoặc cầm các pháp khí, tương đối giống nhau, cũng như tượng Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đứng hai bên phật A Di Đà vậy.
Xem chi tiết

Phật Di Lặc

Phật Di Lặc
Phật Di Lặc Đối lập với tượng Tuyết Sơn gầy gò da bọc xương, tượng Di Lặc béo tốt hả hê tạo thành một cặp đôi thú vị.Dân gian, để miêu tả hai pho tượng này đã có câu : "Ông Tu Lo nhịn ăn để mặc, ông Di Lặc nhịn mặc để ăn". Người dân cho rằng tượng Tuyết Sơn là Phật tu nhưng vì lo lắng quá, nên gọi là Tu Lo. Di Lặc là vị Phật tương lai, gọi là Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Phật. Hiện tại, ngài vẫn là một vị bồ tát, tên là Từ Thị bồ tát. Trong tương lai, vào thời mạt pháp, ngài sẽ thành Phật hiển thị để giáo hóa, cũng như Thích Ca Mâu Ni đã giáo hóa hơn hai nghìn năm trăm năm trước. 
Xem chi tiết

Tuyết Sơn

Tuyết Sơn
Trong nhiều chùa, trên bàn thờ có thể gặp một pho tượng một người cực kì gầy gò, chỉ còn da bọc xương ngồi trong một tư thế khắc khổ. Đó là tượng Tuyết Sơn.Theo Phật giáo, thì khi thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm lìa bỏ gia đình đi tìm con đường giải thoát, đã trải qua việc tu học với nhiều vị thầy. Sau đó ông đã tự mình tu tập khổ hạnh trong núi tuyết (Tuyết sơn), mỗi ngày chỉ ăn một hạt vừng, khiến cho thân thể suy kiệt. Tu khổ hạnh là một trong các phương thức tu tập của Bàlamôn nhằm đạt chứng ngộ chân lý thượng đế.
Xem chi tiết

A Nan, Ca Diếp

A Nan, Ca Diếp
Trong bộ Nhất Phật nhị Tôn giả, Phật Thích Ca ngồi giữa Ca Diếp và A Nan, là hai đại đệ tử của ngài; thì hai Tôn giả bao giờ cũng đứng hai bên, trong tư thế thị giả (hầu cận).Ca Diếp hay Ma Ha Ca Diếp được tôn là Đầu đà đệ nhất, lớn tuổi hơn A Nan, có thể có râu, ria, tóc mai. Theo truyền thuyết, trong quá khứ Ca Diếp đã từng có lần thếp vàng lên một tượng Phật, nên thân mình luôn có ánh vàng, và bản thân ông trước khi xuất gia cũng từng là một thợ kim hoàn. Do đó tượng ông thường có châu ngọc đeo trên mình, để nhắc về xuất thân trước khi thế phát.
Xem chi tiết

Phật A DI Đà

Phật A DI Đà
Phật A Di Đà Trong Phật giáo Đại thừa, Phật A Di Đà có vị trí rất quan trọng, là đức Phật tiếp dẫn chúng sinh đến với Giác ngộ. Phật A Di Đà là giáo chủ cõiTịnh độ, tức là cõi Tây phương Cực lạc, tuy nơi đó chưa phải là cõi giác ngộ (Niết Bàn), nhưng tại đó con đường đến giác ngộ rất gần.
Xem chi tiết

Tam Thế Phật

Tam Thế Phật
Đản Sinh: Bà hoàng Ma Gia sinh thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni cách đây 2552 năm. Nơi đó thuộc Nepal ngày nay, là coi là thánh địa Phật giáo quốc tế.Thành Đạo: Thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ Chính đẳng chính giác dưới cội bồ đề khi 35 tuổi, trở thành Phật. Nơi đó ngày nay là Bồ Đề Đạo Tràng, cũng là thánh địa Phật giáo quốc tế.Chuyển Pháp Luân: Phật Thích Ca lần đầu thuyết pháp, bánh xe pháp từ đó được vận hành. Nơi đó là Lộc Uyển (vườn nai).Nhập Niết Bàn: Sau 45 năm du hành thuyết pháp, năm 80 tuổi Phật Thích Ca qua đời tại rừng Bà La Song Thọ. Theo niềm tin Phật giáo, Thích Ca đã dời Dư ý Niết bàn để vào cõi Vô dư ý Niết Bàn, nên gọi là Nhập Niết Bàn.
Xem chi tiết

Tam Bảo

Tam Bảo
hính điện là nơi quan trọng nhất của một ngôi chùa, nơi bày tượng thờ Phật và các Bồ tát quan trọng. Lễ chùa thì chắc chắn phải lễ ở Chính điện rồi đi đâu thì đi.Nhìn vào chính điện, có thể biết được khá nhiều về ngôi chùa, có thể biết về tông phái, hệ phái của chùa đó. Sâu hơn nữa thì có thể đoán biết được niên đại của chùa, tất nhiên không phải lúc nào cũng dễ dàng.Chưa nói đến chùa Khơ Me theo Phật giáo Nguyên thủy, chùa người Việt theo Đại thừa cũng có sự khác nhau rất nhiều giữa các miền, có thể thấy rõ ràng ở chính điện chùa.
Xem chi tiết

Tứ Đại Thiên Vương

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG SƠN ĐÔNG cơ sở sản xuất ;ĐỒ THỜ TƯỢNG PHẬT PHẬT TÂMĐịa chỉ:xóm đồng xã sơn đồng huyện hoài đức thành phố hà nộiĐiện thoại:0976 909 890Email:tqnam.phattam@gmail.comWebsite:www.phattam.com.vn  
Xem chi tiết

Bát Bộ Kim Cương

Bát Bộ Kim Cương
Bộ tượng Kim Cương bằng chùa Tây Phương được xếp loại đẹp nhất trong các bộ Kim Cương. Tượng không sơn son thếp vàng, mà sơn then, và cánh gián, cùng màu da, trông rất thật và sống.
Xem chi tiết

Đức Hộ Pháp

Đức Hộ Pháp
Hộ pháp Bước vào tòa đầu tiên - Tòa tiền đường, hay bái đường - của chùa, bao giờ số gian cũng là lẻ, gian giữa thông với Thượng điện, các gian rộng ra hai bên. Thường ở tòa này có hai pho tượng rất lớn, lớn nhất trong số các bức tượng trong chùa miền bắc, đó là hai tượng Hộ pháp. Do đó Tiền đường còn được gọi là chùa hộ. 
Xem chi tiết

Sân chùa

Sân Qua Tam quan là vào đến sân chùa. Sân chùa rộng hay hẹp còn tùy vào địa thế. Và cũng tùy vào địa thế mà giữa sân chùa có công trình nào không. Thông thường sân chùa để trống.Cũng có trường hợp như chùa Láng, giữa sân có đình bát giác, là nơi để kiệu khi làm lễ thánh. Điều này rất đặc biệt, vì chùa Láng thuộc dòng Mật tông, thờ Từ Đạo Hạnh vừa là Sư, vừa là Thánh, nên khi cúng có cả rượu thịt, trong chùa lại làm cả hậu cung kín mít y như các ngôi đền, đình.Đình bát giác này là một kiến trúc không chỉ độc đáo, mà còn là duy nhất ở một ngôi chùa cổ. Các chùa khác mà tớ đã biết không làm nhà kiệu ở ngay sân trước của chùa bao giờ.
Xem chi tiết

Thủy đình

Thủy đình Kiến trúc Thủy đình là đặc trưng riêng có của đồng bằng Bắc bộ, và cũng là riêng có của Việt Nam, gắn với hình thức sân khấu Múa rối nước.Thủy đình chùa Thầy, chùa Nành là những hình ảnh tuy không hoành tráng, nhưng rất sâu đậm với người Việt. Nếu có đi đâu, bỗng gặp một thủy đình, hãy hình dung đến rối nước...
Xem chi tiết

Kiến trúc chùa

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG SƠN ĐÔNG cơ sở sản xuất ;ĐỒ THỜ TƯỢNG PHẬT PHẬT TÂMĐịa chỉ:xóm đồng xã sơn đồng huyện hoài đức thành phố hà nộiĐiện thoại:0976 909 890Email:tqnam.phattam@gmail.comWebsite:www.phattam.com.vn  
Xem chi tiết

Cổng chùa

Bước vào chùa, đầu tiên hầu như bao giờ cũng là Tam quan.Tam quan không phải là đặc thù của chùa, vì đình, đền, miếu, thậm chí là cổng làng, ... thì cổng cũng đều là Tam quan, tức là Cổng gồm 3 cửa cả. Với các công trình đó, Tam quan thường chỉ đơn giản là để phân chia độ trang trọng, tạo tính thẩm mỹ, cân đối...Nhưng riêng với chùa, thì Tam quan còn mang một ý nghĩa riêng; đó là Tam quan tương ứng với Tam quán : Không quán, Giả quán, Trung quán, đó là những con đường để đạt đến Phật quả. Do đó nếu Cổng có xây thành một tòa, thì cũng chia thành 3 gian cổng, 3 bộ cửa.
Xem chi tiết

Chùa

Chùa trên khắp đất nước Việt Nam, chỗ nào cũng có. Có liệt kê đến hàng tháng cũng chả hết. Nói về chùa có hàng năm cũng không hết. Thích gì nói nấy thì tiện hơn, hì.Chùa miền Bắc theo Đại thừa Bắc truyền, chịu ảnh hưởng Trung Quốc, nhưng có những nét riêng rất Việt mà không nơi nào có được, đặc trưng bởi kiến trúc, hệ thống tượng, không gian chùa, từ chùa quốc gia đến chùa làng.Chùa Bắc phần lớn có lịch sử lâu đời, xa xưa nhất từ thời thế kỉ 2, thế kỉ 5, trong lịch sử thì nhiều nhất đời Lý, đời Trần. Nhưng những gì còn lại hiện nay chủ yếu đời Lê, Nguyễn. 
Xem chi tiết

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG SƠN ĐÔNG
 Cơ Sở Sản Xuất ĐỒ THỜ TƯỢNG PHẬT PHẬT TÂM
Địa chỉ: Xã Sơn Đồng - Huyện Hoài Đức - Thành Phố Hà Nội
Điện thoại:0976 909 890
Email:tqnam.phattam@gmail.com
Website:www.phattam.com.vn

Chủ tài khoản: Tran Quang Nam - Số TK: 2202205075567 - 

Tại ngân hàng AGRIBANK - Chi nhánh Huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội