đang truy cập: 6
Trong ngày: 18
Trong tuần: 759
lượt truy cập: 4562306

0916606955

Bài cúng Hay , thuyết phục

 

 

Rất đẹp

Rất đẹp

 

s

Phòng thờ không giống như những căn phòng khác vì thế bạn khí thiết kế nội thất cần chú ý đến vị trí và trang trí bằng loại giấy dán tường bàn thờ phù hợp. Vị trí đặt bàn thờ nơi yên ắng chứ không nên...

 

0984679674

Rất hay-Đầy đủ.-Tôi muốn tải bài này.

 
Xem toàn bộ

Lượt xem: 2215

Bước vào chùa, đầu tiên hầu như bao giờ cũng là Tam quan.

Tam quan không phải là đặc thù của chùa, vì đình, đền, miếu, thậm chí là cổng làng, ... thì cổng cũng đều là Tam quan, tức là Cổng gồm 3 cửa cả. Với các công trình đó, Tam quan thường chỉ đơn giản là để phân chia độ trang trọng, tạo tính thẩm mỹ, cân đối...

Nhưng riêng với chùa, thì Tam quan còn mang một ý nghĩa riêng; đó là Tam quan tương ứng với Tam quán : Không quán, Giả quán, Trung quán, đó là những con đường để đạt đến Phật quả. Do đó nếu Cổng có xây thành một tòa, thì cũng chia thành 3 gian cổng, 3 bộ cửa.

Bước vào chùa, đầu tiên hầu như bao giờ cũng là Tam quan.

Tam quan không phải là đặc thù của chùa, vì đình, đền, miếu, thậm chí là cổng làng, ... thì cổng cũng đều là Tam quan, tức là Cổng gồm 3 cửa cả. Với các công trình đó, Tam quan thường chỉ đơn giản là để phân chia độ trang trọng, tạo tính thẩm mỹ, cân đối...

Nhưng riêng với chùa, thì Tam quan còn mang một ý nghĩa riêng; đó là Tam quan tương ứng với Tam quán : Không quán, Giả quán, Trung quán, đó là những con đường để đạt đến Phật quả. Do đó nếu Cổng có xây thành một tòa, thì cũng chia thành 3 gian cổng, 3 bộ cửa.

Như dưới đây là cổng chùa Láng (Chiêu Thiền Tự), ngôi chùa gắn liền với Từ Đạo Hạnh từ gần nghìn năm trước. Vì chùa có không gian dài rộng, nên có đến 2 Tam quan: Tam quan ngoại gồm 4 cột trụ có bắc mái ở giữa, và Tam quan nội là một tòa 3 gian ở trong.

Tất nhiên không phải tất cả mọi cổng chùa đều là Tam quan. Những chùa do những nguyên nhân khác nhau có thể có số cửa khác nhau.

Như chùa Trấn Quốc, vì nằm trên đảo, xưa kia không có cổng. Cho đến khi đắp con đường nhỏ nối với đường đê Cố Ngự (sau bị đọc nhầm thành Cổ Ngư), thì mới có cổng, nhưng cổng cũng chỉ có 1 cửa, vì con đường bé quá, lấy đâu ra mà tam quan.

Hoặc như chùa Bà Đá (Linh Quang Tự), bị dân chiếm hết xung quanh, chỉ còn một lối đi bé tí, nên cũng chỉ có một cửa.

Ngược lại, như chùa Nành (Pháp Vân Tự) ở Ninh Hiệp, thì lại có Ngũ môn quan to hoành tráng.

Có lẽ đây là một trong những cổng chùa cổ to nhất.


Cái Tam quan chùa to nhất Hà Nội

Cổng tam quan có cánh cửa gỗ đẹp nhất có lẽ thuộc về chùa Keo ở Thái Bình (Thần Quang Tự).

Tam quan chùa dựng bằng gỗ, không cao to, mà chỉ như một ngôi nhà 3 gian thông thường (các cụ tính cứ 4 cột là 1 gian). Cổng chùa nhìn ra một hồ bán nguyệt, hai bên tường chỉ là tượng trưng, ngăn cách không gian, chứ không có vai trò bảo vệ. 

Tam quan chùa Keo chỉ mở trong dịp lễ hội, muốn ra vào, thì theo hai cổng nhỏ hai bên cách xa cổng chính. Do cách xa, nên Tam quan này không trở thành Ngũ quan như chùa Nành.
Hai cánh cửa gỗ của cửa chính Tam quan chùa Keo là một tác phẩm điêu khắc gỗ tuyệt đẹp đời Lê. Trên cổng khắc hình rồng ổ, nghĩa là ngoài rồng to (rồng mẹ), còn có các rồng con quấn quýt. Bên dưới là mây cuộn như sóng nước, ở chính giữa là mặt trăng.

Hoa văn trang trí "hỏa vân" (mây lửa) của rồng cửa chùa Keo rất đẹp. Nếu như thân rồng uốn lượn, bờm theo chiều ngang, thì hỏa vân hình đầu đao chỉ tỏa theo chiều dọc, lên trên và xuống dưới.

Một số cửa chùa mới làm về sau có nhiều cánh cũng chi phí tốn kém để khắc rồng, nhưng rất kém, vì hỏa vân tỏa lung tung. Như hai cánh cổng đền Đô, rất tốn kém nhưng trông bố cục hỏng, đường nét lộn xộn, kém quá xa bức cửa này.


(Tuy vậy, đây chỉ là hai cánh cửa phiên bản thôi  Bản gốc nằm trong bảo tàng Mỹ thuật .
 
Tòa tam quan chùa độc đáo nhất mà tôi từng thấy là tam quan chùa Kim Liên ở Hồ Tây.

Chắc bác nào học kiến trúc, mỹ thuật đều biết cái cổng này. Hic, đi tìm thì 2 bộ ảnh chụp chùa Kim Liên đều đã mất ở đâu không tìm thấy. Chiều chạy qua đó thì than ôi, toàn bộ chùa đang được bao bọc bởi sắt thép, do đang đại trùng tu.

Thế thôi, đành lấy ảnh trên mạng nho nhỏ này vậy...


Tòa tam quan này độc đáo ở chỗ : Toàn bộ cấu kiện gỗ nặng cả chục tấn được dồn lên 4 chiếc cột gỗ đứng thằng hàng. Những cột gỗ này không chôn xuống đất, mà chỉ được đặt thăng bằng lên 4 phiến đá kê chân. 

Nghĩa là chiếc cổng phải cực kì cân bằng. Tưởng tượng rằng nếu chỉ cần có một sự mất thăng bằng nào đó dù nhỏ, thì cổng cũng đổ từ lâu rồi. Thế nhưng hơn 200 năm trôi qua rồi, cổng vẫn đứng đó, với lớp mái ngói nặng nề nhưng lại thanh thoát như muốn bay lên.

Cổng chùa rất đúng với hình ảnh bông sen vàng bay lên.
Bản in
 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG SƠN ĐÔNG
 Cơ Sở Sản Xuất ĐỒ THỜ TƯỢNG PHẬT PHẬT TÂM
Địa chỉ: Xã Sơn Đồng - Huyện Hoài Đức - Thành Phố Hà Nội
Điện thoại:0976 909 890
Email:tqnam.phattam@gmail.com
Website:www.phattam.com.vn

Chủ tài khoản: Tran Quang Nam - Số TK: 2202205075567 - 

Tại ngân hàng AGRIBANK - Chi nhánh Huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội