đang truy cập: 18
Trong ngày: 379
Trong tuần: 713
lượt truy cập: 4562191

0916606955

Bài cúng Hay , thuyết phục

 

 

Rất đẹp

Rất đẹp

 

s

Phòng thờ không giống như những căn phòng khác vì thế bạn khí thiết kế nội thất cần chú ý đến vị trí và trang trí bằng loại giấy dán tường bàn thờ phù hợp. Vị trí đặt bàn thờ nơi yên ắng chứ không nên...

 

0984679674

Rất hay-Đầy đủ.-Tôi muốn tải bài này.

 
Xem toàn bộ

Phật A DI Đà
Lượt xem: 789

Phật A Di Đà

Trong Phật giáo Đại thừa, Phật A Di Đà có vị trí rất quan trọng, là đức Phật tiếp dẫn chúng sinh đến với Giác ngộ. Phật A Di Đà là giáo chủ cõiTịnh độ, tức là cõi Tây phương Cực lạc, tuy nơi đó chưa phải là cõi giác ngộ (Niết Bàn), nhưng tại đó con đường đến giác ngộ rất gần.

 Phật A Di Đà

Trong Phật giáo Đại thừa, Phật A Di Đà có vị trí rất quan trọng, là đức Phật tiếp dẫn chúng sinh đến với Giác ngộ. Phật A Di Đà là giáo chủ cõiTịnh độ, tức là cõi Tây phương Cực lạc, tuy nơi đó chưa phải là cõi giác ngộ (Niết Bàn), nhưng tại đó con đường đến giác ngộ rất gần.

Câu tụng "Nam mô A Di Đà phật" được coi là một thần chú hiệu nghiệm nhất của Tịnh Độ tông, khi tụng câu này tức là đã kêu cầu đến sự cứu độ của Phật A Di Đà. Ở Việt Nam thì dù chả biết mình có theo tông nào hay không, cứ vào chùa là tụng câu này hết, và tương đương với câu "Giê su ma lạy chúa tôi" trong đạo Thiên Chúa, dù bản chất là khác nhau.

Phật A Di Đà có hai tùy giá là Bồ tát Quán Thế Âm đứng bên tay trái và Đại Thế Chí đứng bên tay phải. Bộ ba vị được gọi là Di Đà Tam tôn, hay Tây phương Tam thánh, được tôn sùng rất mực.

Quán Thế Âm nghĩa là thấu được âm thanh của thế gian, Đại Thế Chí nghĩa là hiểu được chí nguyện của thế gian. Nói chung các vị Phật và Bồ tát tại nguyên thủy là phi giới tính, nhưng trong những ứng thân, thì Quán Thế Âm có trường hợp là nữ.
Trong các ngôi chùa miền Bắc, tượng Phật A Di Đà là pho tượng lớn nhất, ngồi uy nghi trên tòa sen. Hai pho Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đứng (hoặc ngồi) ở hai bên, ba pho tượng được xếp phía trước, thấp hơn tượng Tam Thế.

A Di Đà là Phật, nên trên đầu có tóc xoắn ốc, ngồi theo thế liên hoa bán kiết hoặc kiết già, hai tay để trong lòng; còn hai Bồ tát đội mũ, hai tay bắt các thủ ấn hoặc nâng pháp khí.

Di Đà Tam tôn chùa Quán Sứ, Hà Nội, tượng Di Đà ở chính giữa đại điện rất lớn, Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đứng ở hai bên, nhỏ hơn rất nhiều. Phía sau, cao hơn là tượng Tam Thế. 


Tượng phật A Di Đà thường là pho tượng lớn nhất trong chùa. Một số chùa tượng A Di Đà to chiếm toàn bộ chính điện, không còn bày thêm tượng nào nữa.

Pho tượng A Di Đà bằng gỗ lớn nhất ở Hà Nội (và có lẽ là pho tượng gỗ lớn nhất toàn quốc? - ở Hải Phòng, chùa Đỏ cũng có pho tượng cực to bằng gỗ quý). Pho tượng ở chùa Hưng Ký, cao gần 4m, đường kính tòa sen cũng khoảng hơn 3m, chiếm trọn gian chính điện. Sự vĩ đại của tượng thể hiện tầm bao trùm của phật A Di Đà với toàn cõi Sa bà, theo pháp môn niệm phật của Tịnh Độ tông.


 
Pho tượng chùa Hưng Ký có độ lớn hiếm có đối với một pho tượng gỗ. Còn bằng các chất liệu khác thì tượng to ngày càng nhiều. Trong miền Nam, các pho tượng Phật to làm bằng gạch đắp ximăng cao hàng chục mét xuất hiện khắp nơi, từ Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu... chỗ nào cũng có.

Ở miền bắc, việc "xây" tượng Phật gần đây cũng bắt đầu xuất hiện. Tiêu biểu là trên núi Phật Tích sắp xây pho tượng A Di Đà theo mẫu của pho tượng đá đời Lý còn ở trong chùa, nhưng to gấp mười mấy lần, cao đến 30 mét.

Chùa Non Nước thì đúc tượng Phật bằng đồng nặng hàng chục tấn, chùa Bái Đính đang làm thì một pho nặng 100 tấn, 3 pho nặng 50 tấn.

Tượng A Di Đà chùa Phật Tích

Trong các pho tượng phật A Di Đà của tất cả các chùa, pho tượng quý giá nhất là pho tượng đá chùa Phật Tích.

Đây là pho tượng đời Lý còn nguyên vẹn nhất, hoàn thiện nhất còn lại đến nay. Tượng được tạc năm 1057 và dát vàng, còn ghi lại trong Đại Việt Sử ký. Chùa Phật Tích xưa là ngôi chùa lớn nhất thời Lý. Xưa tượng để trong một tháp đá cao, sau tháp bị đổ, mới lộ ra tượng. Triều Lê dựng chùa rất lớn cả một vùng, rồi cũng bị hủy hoại.

Khi Pháp chiếm Việt Nam, chùa đã bị đổ hoàn toàn, tượng phật đá lộ ra giữa trời, quân Pháp lấy làm bia tập bắn, cho nên đến nay trên thân tượng còn vô số vết hỏng, vết nứt phải trám lại. Chùa mới dựng sau này quy mô nhỏ.

Hầu hết các tài liệu đều cho rằng đây là tượng phật A Di Đà, nhưng Trần Trọng Kim cho rằng đây là tượng Thế Tôn, tức phật Thích Ca, còn sư trụ trì hiện nay thì lại cho rằng đây là tượng phật Tỳ Lư Xá Na (Vairocana), tức Đại Nhật Như Lai phật.


 
Tượng A Di Đà thường là tượng ngồi, tuy nhiên một số trường hợp cũng có tượng đứng, như chùa Tây Phương.

Hai bên phật A Di Đà, hai vị Quán Thế Âm và Đại Thế Chí tùy giá thường là tượng đứng, và khá giống nhau, chỉ khác nhau ở việc đổi vị trí tay. Trong chùa có thể có nhiều tượng Quán Thế Âm, đây cũng là điều đáng chú ý ở các chùa Đại thừa.

Ba pho Di Đà Tam tôn chùa Tây Phương, ba pho đứng cao quá, chụp phải ngước lên mỏi cổ


 
 
 
Bản in
 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG SƠN ĐÔNG
 Cơ Sở Sản Xuất ĐỒ THỜ TƯỢNG PHẬT PHẬT TÂM
Địa chỉ: Xã Sơn Đồng - Huyện Hoài Đức - Thành Phố Hà Nội
Điện thoại:0976 909 890
Email:tqnam.phattam@gmail.com
Website:www.phattam.com.vn

Chủ tài khoản: Tran Quang Nam - Số TK: 2202205075567 - 

Tại ngân hàng AGRIBANK - Chi nhánh Huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội