Nói đến chùa, không thể nói đến người trong chùa, đó là các Nam tu sĩ, gọi là Tăng hay Tỳ kheo tăng; và Nữ tu sĩ, gọi là Ni, hay Tỳ kheo ni.
Phật giáo là tôn giáo rất bình đẳng. Ngay từ thuở sơ khai Phật Thích Ca đã chấp nhận phụ nữ tham gia vào giới tu sĩ, và Ni giới cũng tích cực trong việc tu trì không kém Tăng giới. Cho đến nay ở Việt Nam, số chùa do Ni trụ trì nhiều không kém Tăng.
Tuy vậy, cũng giống như các tôn giáo khác, Phật giáo cũng vẫn dành cho Nam giới những đặc quyền lớn hơn. Chỉ có Tăng mới được làm một số vị trí quan trọng như Chứng minh, Đàn đầu, Sám chủ, Giám luật... Một người nữ muốn xuất gia thì bên cạnh Nghiệp sư (thầy trực tiếp dạy dỗ) là Ni, thì cũng cần có sự hiện diện của Tăng, và trong lễ xuất gia chính thức cho Tăng chủ trì.
đang truy cập: 2 Trong ngày: 429 Trong tuần: 755 lượt truy cập: 4562272 |
0916606955Bài cúng Hay , thuyết phục0976909899HiiRất đẹpRất đẹpsPhòng thờ không giống như những căn phòng khác vì thế bạn khí thiết kế nội thất cần chú ý đến vị trí và trang trí bằng loại giấy dán tường bàn thờ phù hợp. Vị trí đặt bàn thờ nơi yên ắng chứ không nên...0984679674Rất hay-Đầy đủ.-Tôi muốn tải bài này. |
Lượt xem: 1412
Hòa thượng
Hòa thượng
Nói đến chùa, không thể nói đến người trong chùa, đó là các Nam tu sĩ, gọi là Tăng hay Tỳ kheo tăng; và Nữ tu sĩ, gọi là Ni, hay Tỳ kheo ni.
Phật giáo là tôn giáo rất bình đẳng. Ngay từ thuở sơ khai Phật Thích Ca đã chấp nhận phụ nữ tham gia vào giới tu sĩ, và Ni giới cũng tích cực trong việc tu trì không kém Tăng giới. Cho đến nay ở Việt Nam, số chùa do Ni trụ trì nhiều không kém Tăng.
Tuy vậy, cũng giống như các tôn giáo khác, Phật giáo cũng vẫn dành cho Nam giới những đặc quyền lớn hơn. Chỉ có Tăng mới được làm một số vị trí quan trọng như Chứng minh, Đàn đầu, Sám chủ, Giám luật... Một người nữ muốn xuất gia thì bên cạnh Nghiệp sư (thầy trực tiếp dạy dỗ) là Ni, thì cũng cần có sự hiện diện của Tăng, và trong lễ xuất gia chính thức cho Tăng chủ trì.
Về giáo phẩm của Tăng thì cao nhất là Hòa thượng, dưới đó là Thượng tọa, dưới nữa là Đại đức. Hòa thượng từ 80 tuổi trở lên gọi là Đại lão Hòa thượng.
Với Ni giới thì cao nhất là Ni trưởng, dưới là Ni sư, dưới nữa là Ni cô hay Sư cô.
Tại sao đang viết về chùa tôi lại nhảy sang Tăng Ni? Bởi vì hôm nay tôi gặp một vị Tăng đặc biệt tại một ngôi chùa làng, và chụp ảnh vị tăng ấy.
Các bác thử nhìn vị tăng áo nâu, mà áo len trong còn thòi ra áo ngoài, đội mũ len cũng nâu như một ông nông dân đứng bên trái, và đoán xem tại sao vị tăng này đặc biệt ???
Thực ra tớ nghĩ ở đây cũng không ai biết được điều gì khác thường ở vị tăng này.
Đây là Sư cụ chùa Ráng, người ta thường gọi là Tổ Ráng, năm nay 93 tuổi nhưng rất khỏe mạnh, không hề cần chống gậy.
Điều đặc biệt nhất ở cụ chính là vì cụ không có vẻ gì khác người. Cụ là vị sư thuần Việt nhất mà tớ từng thấy, áo nâu sồng, răng đen, đi lại liên tục như một ông nông dân, và cụ còn tự cày ruộng đến tận năm 80 tuổi mới nghỉ.
Và điều quan trọng nhất là Cụ chính là Pháp Chủ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là vị đứng đầu, lãnh đạo cao nhất của 50 nghìn tăng ni, của hàng triệu Phật tử của Phật giáo Việt Nam.
Khi cụ lên ngôi Pháp chủ, hàng trăm tăng ni già trẻ đã quỳ xuống dập đầu lễ cụ, đoàn người kéo dài hàng km đón cụ. Và mới ngày hôm trước khi tôi đến, thì các vị Sư chức thuộc loại to nhất của Hà Nội cũng vừa mới đến lễ bái cụ xong.
Thế nhưng sau tất cả những nghi lễ màu mè đầy tính tôn giáo đó, Pháp Chủ cũng vẫn là một ông sư già chùa làng, lúc nào cũng áo nâu. Ngay cả khi người ta khoác áo vàng rực, đỏ lòe lên, thì bên trong vẫn là lớp áo nâu, và cả đời cụ hình như chỉ đi dép, chưa bao giờ đi giày.
Cũng ở địa phận Hà Tây cũ, còn sư cụ Đại trưởng lão, thọ bậc nhất Việt Nam, 97 tuổi, nhưng khi nói chuyện với tất cả các tăng ni khác, bất kể là chú tiểu bé cho đến các hòa thượng, thì sư cụ Đại trưởng lão vẫn luôn tự xưng là "Con" !Nhân nói đến cụ trưởng lão phía Tăng, cũng xin gửi chân dung cụ trưởng lão phía Ni. Dưới đây là ảnh sư cụ chùa Tây Phương, đã 96 tuổi. Tuy vậy cụ đã nghễnh ngãng nặng lắm rồi, đi đứng cũng không còn nhanh nhẹn như cách đây vài năm nữa.
Phản hồi
Người gửi / điện thoại
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG SƠN ĐÔNG
Cơ Sở Sản Xuất ĐỒ THỜ TƯỢNG PHẬT PHẬT TÂM
Địa chỉ: Xã Sơn Đồng - Huyện Hoài Đức - Thành Phố Hà Nội
Điện thoại:0976 909 890
Email:tqnam.phattam@gmail.com
Website:www.phattam.com.vn
Chủ tài khoản: Tran Quang Nam - Số TK: 2202205075567 -
Tại ngân hàng AGRIBANK - Chi nhánh Huyện Hoài Đức, Thành Phố Hà Nội